Tổng quan
Chương trình cơ bản đáp ứng toàn bộ kiến thức theo Bộ giáo dục giúp các em tham gia vào các kì thi đánh giá và các trường Đại học, Cao đẳng.
Mục tiêu chương trình
Chương trình học đổi mới, sáng tạo mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm học tập mới mẻ, hiệu quả, giúp khơi dậy đam mê học tập, tìm tòi và khám phá. Học sinh tốt nghiệp là những cá nhân toàn diện được trang bị sẵn sàng về nhân cách, tri thức, tinh thần và thể chất cho bậc đại học, cho công việc và cuộc sống, có khả năng thích nghi và thành công trong bất kỳ môi trường nào.
Đặc điểm nổi bật
Nhà trường luôn đặt trọng tâm vào học sinh để lựa chọn chương trình học tập phù hợp. Chương trình cơ bản thay vì là giáo dục theo lối tuyền thống, nhà trường đẩy mạnh trong các bài dạy về các phương pháp học tập.
Trường THPT Ngô Quyền – Đông Anh áp dụng chương trình học tập qua 4 phương pháp giảng dạy: Học qua việc làm, Học qua dự án, Học tập truy vấn, Tư duy thiết kế. 4 phương pháp này được hình thành trên cơ sở Giáo viên tổ chức, Học sinh thực hiện để các em tự mình tìm tòi, khám phá, tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức. Bốn phương pháp học tập này cùng với chương trình học tập, đội ngũ giáo viên và cố vấn chương trình hình thành được 5 kỹ năng nền tảng của thế kỷ 21: Giao tiếp, Sáng tạo, Tư duy phản biện, Cộng tác và Năng lực Tự học.
- Phương pháp kiểm tra và đánh giá
Nhà trường lấy học sinh làm trung tâm để xây dựng chương trình giáo dục dựa trên năng lực, phù hợp với lộ trình học của từng học sinh. Kết quả học tập của các em không chỉ dùng để đánh giá năng lực ở thời điểm hiện tại mà còn là cơ sở để Nhà trường, Giáo viên thiết kế bài học phù hợp với khả năng để giúp các em tiến bộ hơn trong tương lai. Chúng tôi cụ thể hóa mục tiêu đánh giá các môn học tham gia kỳ thi Tốt nghiệp THPT như:
- Nhận biết, lập kế hoạch và cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình học tập hiệu quả.
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của người học theo yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống (đánh giá việc học tập và đánh giá phục vụ việc học tập)
- Tiếp thu phản hồi từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
- Đánh giá thái độ, hiểu biết và nhận thức của người học về việc học tập của mình, về môi trường học tập tại Trường và sự tham gia và/hoặc đóng góp của người học vào các hoạt động cộng đồng (đánh giá trong khi học)
- Lập hồ sơ theo dõi tình hình học tập và tiến bộ hướng tới mục tiêu thành thạo/ làm chủ kiến thức và kỹ năng dựa trên một hệ thống tổng hợp thông tin về học tập và đánh giá.
- Lên kế hoạch các bước đi tiếp theo cho việc học tập trong tương lai.
Nhà trường luôn muốn các em làm chủ kiến thức của chính mình!